Định nghĩa sức chống cắt của đất:
Sức chống cắt của đất là phản lực của nó đối với ngoại lực ứng với lúc đất bắt đầu bị phá hoại và trượt lên nhau theo một mặt phẳng nhất định
Các loại thí nghiệm cắt phẳng trong phòng:
Thí nghiệm cắt phẳng gồm 3 trường hợp như sau:
- Cắt nhanh, không cố kết : không nén trước, cắt nhanh
- Cắt nhanh, cố kết: có nén trước, cắt nhanh (tốc độ cắt là 1mm/phút)
- Cắt chậm, cố kết: có nén trước, cắt chậm (tốc độ cắt là 0.01mm/phút).
Trình tự thí nghiệm Cắt nhanh, không cố kết:
Sử dụng máy cắt phẳng để thực hiện thí nghiệm
B1. Dùng dao vòng(ít nhất 3 dao vòng) ấn vào mẫu đất và xác định khôi sluwongj thể tích tự nhên.
B2. Điều chỉnh hộp cắt, khóa chốt định vị thớt trên và thớt dưới của hộp cắt.
B3. Đặt giấy thấm vào hộp cắt, tiếp tục cho dao vòng chứa đất, đặt thêm giấy thếm lên trên bề mặt mẫu đất của dao vòng, cuối cùng là đặt viên đá thấm lên trên giấy thấm và ấn nhẹ lên đá thấm để đẩy mẫu đất vào trong hộp cắt
B4. Điều chỉnh hệ thống cân bằng, điều chỉnh cho trục quay tiếp xúc với thớt dưới và thớt dưới tiếp xúc với bộ phận đo lực (vòng lực – vòng ứng biến hoặc hệ thống loadcell)
B5. Tiến hành gia tải với cấp áp lực ban đầu (Cấp áp lực ban đầu phụ thuộc vào trạng thái mẫu đất: nhão, dẻo nhão-0.25kG/cm2; dẻo mềm, dẻo cứng – 0.5kG/cm2; nửa cứng, cứng – 1kg/Cm2)
B6. Mở chốt của hộp cắt, hạ cách tay đòn đã chất tải, tiến hành cắt mẫu đất bằng cách nhấn nút cho máy chạy và thớt sẽ bắt đầu dịch chuyển (trường hợp dùng máy cơ thì có thể quay tay quay). Trong quá trình cắt, quan sát và ghi lại giá trị lực lớn nhất thông qua giá trị lực hiển thị -trường hợp dùng loadcell hoặc thông qua giá trị đồng hồ xo – trường hợp dùng vòng lực.
** Chú ý: có trường hợp giá trị lực vẫn tăng thì dừng thí nghiệm khi chịch chuyển tương đối của 2 thớt ở mức 3-4mm.
B7. Tương tự như trên, thực hiện thí nghiệm với 2 mẫu đất còn lại trong dao vòng với các cấp áp lực khác nhau (thông thường cấp sau gấp đôi cấp trước hoặc cấp sau gấp 2,3,4 lần so với cấp đầu tiên)
Source: